* MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ HỌC CỦA COVID – 19
Đăng lúc: 09:13:07 14/02/2020 (GMT+7)
Đại dịch 2019 – n CoV đã được Tổ chưc Y tế Thế giới (WHO) thông báovào ngày 31 tháng 12 năm 2019. Đây là một chủng Coronavirus mới được ký hiệu là 2019-nCoV, đã được báo cáo tại thành phố Vũ Hán của TrungQuốc và đã gây ra một vụ dịch nghiêm trọng tại đó, sau đó lan sang các nơi khác trên giới. Virus Corona đã được phát hiện từ năm 1960. Cùng với thời gian, môi trường sống có nhiều thay đổi, chúng đã biến chủng và sinh ra nhiều chủng Virus mới với nhiều vụ dịch nguy hiểm cho nhân loại: Dịch SARS xuất hiện Giữa tháng 11 năm 2002 và tháng 7 năm 2003, dịch SARS - CoV bùng phát ở Hồng Kông, lan tỏa toàn cầu và gần như trở thành một đại dịch, với 8422 trường hợp mắc và 916 trường hợp tử vong trên toàn thế giới (10,9% tử vong); Dịch MERS- CoV tỷ lệ tử vong cao (trên 30%), là một loại virus lần đầu tiên được nhận dạng vào năm 2012, thuộc họ Coronaviridae, Đến nay nó tiếp tục biến chủng để sinh ra loại virus mới. (Covid – 19)
Tình hình dịch bệnh COVID – 19 diễn biến khá phức tạp. Tổng số quốc gia có bệnh nhân nhiễm nCoV là 27. Bệnh nhân chủ yếu là người Vũ Hán, Hồ Bắc và vài tỉnh lân cận của Trung Quốc. Số bệnh nhân mắc mới, nguy kịch và tử vong chưa thuyên giảm mà còn có chiều hướng tăng lên. Ngày 3/2 có 64 ca tử vong, kéo dài đến nay mỗi ngày có khoảng 100 ca tử vong, nâng tổng số ca tử vong lên 1363 ca (trong đó có 1361 người Trung Quốc, 1 người Philippin và 1 người Hồng Kong).(Số liệu lúc 8 giờ sáng ngày 13/2/2020).
Tại Việt Nam đến ngày 13/2/2020 có 16 ca mắc bệnh, trong đó có cháu bé gái 3 tháng tuổi ỏ Vĩnh Phúc do tiếp xúc với bà ngoại), 7 người đã được xuất viện sau 2 lần xét nghiệm âm tính với Virus này, không có trường hợp tử vong. Lúc đầu WHO đặt tên cho bệnh này là 2019 – nCoV. Ngày 11/2/2020 tổ chức này chính thức lấy tên bệnh do Virus này gây ra là Covid – 19.
Về Nguồn truyền nhiễm:
Hiện nay, các chuyên gia dịch tễ học đều cho rằng mầm bệnh sống, sinh sản, phát triển ở dơi, tê tê và có nguồn gốc từ chợ hải sản của Vũ Hán, Hồ Bắc Trung Quốc. Virus khuếch tán ra môi trường và xâm nhập vào cơ thể người (động vật có xương sống), từ người có mầm bệnh này lại truyền vius cho người khác trong cộng đồng.
Như vậy: Nguồn truyền nhiễm là động vật hoang dã mang mầm bệnh (dơi, tê tê)
Và con người có virus này lưu hành trong cơ thể. Bệnh lây lan kể cả khi chưa có triệu chứng lâm sàng.
Tác nhân gây bệnh là Vius Corona biến chủng thành Covid – 19
Về thời kỳ ủ bệnh: Hầu hết các tác giả đều cho rằng thời kỳ này kéo dài 2-14 ngày (Trung bình 5 ngày). Nhưng hiện nay, có tác giả kỳ cựu về dịch tễ học của Trung Quốc, cho rằng thời kỳ ủ bệnh còn dài hơn (3 ngày đến 24 ngày, làm cho tính chất dịch càng thêm phức tạp).
Đường truyền nhiễm: Đến nay đường lây nhiễm chính là đường hô hấp và có thể lây qua đường tiêu hóa. (Các nhà khoa học của Trung Quốc đã phân lập được ARN của virus này trong phân của người bệnh. Cụ thể:
- Lây nhiễm thông qua việc người mắc bệnh hắt hơi và ho.
- Tiếp xúc với người đang mang bệnh thông qua các cử chỉ thân mật như bắt tay, ôm hôn
- Chạm tay vào bề mặt của đồ vật có virus ở trên đó và vô tình chạm tay vào mũi, mắt, miệng mà không rửa tay sạch sẽ trước đó.
Khối cảm thụ: Mọi người đều có khả năng mắc bệnh, người lớn chiếm tỷ lệ cao hơn trẻ em; Tuy nhiên bệnh nặng ở những người có hệ thống miễn dịch thấp; Qua thống kê ban đầu tỷ lệ nam/ nữ = 73%, tuổi mắc trung bình là 49. Miễn dịch sau khi mắc bệnh của nhóm Virus thường yếu và tồn tại trong thời gian ngắn, có thể mắc lại lần 2.
Biện pháp phòng bệnh: Tuân thủ theo quy định của Bộ Y tế.
- Cách ly và quản lý chất thải của người bệnh.
- Hạn chế tập trung đôngg người
- Dùng khẩu trang đúng chất lượng, đúng cách, đúng lúc.
- Thường xuyên rửa tay sạch bằng xà phòng với thời gian ít nhất 20 giây/lần
- Có thể sử dụng cồn 70 độ để rửa tay.
- Giữ gìn môi trường sạch: Khử trùng bằng dung dịch Clorramin.
- Tăng cường miễn dịch cơ thể tông qua chế độ ăn uống, luyện tập…
Bên cạnh đó, cần kết hợp với việc giám sát ca bệnh: Giám sát những người:
- Sống hoặc đi du lịch tới vùng có bệnh nhân Covid - 19 trong vòng 14 ngày trước khi khởi phát
- Có mặt tại cơ sở y tế có bệnh nhân đang điều trị Covid - 19 trong vòng 14 ngày
- Có tiếp xúc với người bệnh được xác định nhiễm Covid - 19 trong vòng 14 ngày.
Sưu tầm và tổng hợp: Trinh Xuân Nhất
Tình hình dịch bệnh COVID – 19 diễn biến khá phức tạp. Tổng số quốc gia có bệnh nhân nhiễm nCoV là 27. Bệnh nhân chủ yếu là người Vũ Hán, Hồ Bắc và vài tỉnh lân cận của Trung Quốc. Số bệnh nhân mắc mới, nguy kịch và tử vong chưa thuyên giảm mà còn có chiều hướng tăng lên. Ngày 3/2 có 64 ca tử vong, kéo dài đến nay mỗi ngày có khoảng 100 ca tử vong, nâng tổng số ca tử vong lên 1363 ca (trong đó có 1361 người Trung Quốc, 1 người Philippin và 1 người Hồng Kong).(Số liệu lúc 8 giờ sáng ngày 13/2/2020).
Tại Việt Nam đến ngày 13/2/2020 có 16 ca mắc bệnh, trong đó có cháu bé gái 3 tháng tuổi ỏ Vĩnh Phúc do tiếp xúc với bà ngoại), 7 người đã được xuất viện sau 2 lần xét nghiệm âm tính với Virus này, không có trường hợp tử vong. Lúc đầu WHO đặt tên cho bệnh này là 2019 – nCoV. Ngày 11/2/2020 tổ chức này chính thức lấy tên bệnh do Virus này gây ra là Covid – 19.
Về Nguồn truyền nhiễm:
Hiện nay, các chuyên gia dịch tễ học đều cho rằng mầm bệnh sống, sinh sản, phát triển ở dơi, tê tê và có nguồn gốc từ chợ hải sản của Vũ Hán, Hồ Bắc Trung Quốc. Virus khuếch tán ra môi trường và xâm nhập vào cơ thể người (động vật có xương sống), từ người có mầm bệnh này lại truyền vius cho người khác trong cộng đồng.
Như vậy: Nguồn truyền nhiễm là động vật hoang dã mang mầm bệnh (dơi, tê tê)
Và con người có virus này lưu hành trong cơ thể. Bệnh lây lan kể cả khi chưa có triệu chứng lâm sàng.
Tác nhân gây bệnh là Vius Corona biến chủng thành Covid – 19
Về thời kỳ ủ bệnh: Hầu hết các tác giả đều cho rằng thời kỳ này kéo dài 2-14 ngày (Trung bình 5 ngày). Nhưng hiện nay, có tác giả kỳ cựu về dịch tễ học của Trung Quốc, cho rằng thời kỳ ủ bệnh còn dài hơn (3 ngày đến 24 ngày, làm cho tính chất dịch càng thêm phức tạp).
Đường truyền nhiễm: Đến nay đường lây nhiễm chính là đường hô hấp và có thể lây qua đường tiêu hóa. (Các nhà khoa học của Trung Quốc đã phân lập được ARN của virus này trong phân của người bệnh. Cụ thể:
- Lây nhiễm thông qua việc người mắc bệnh hắt hơi và ho.
- Tiếp xúc với người đang mang bệnh thông qua các cử chỉ thân mật như bắt tay, ôm hôn
- Chạm tay vào bề mặt của đồ vật có virus ở trên đó và vô tình chạm tay vào mũi, mắt, miệng mà không rửa tay sạch sẽ trước đó.
Khối cảm thụ: Mọi người đều có khả năng mắc bệnh, người lớn chiếm tỷ lệ cao hơn trẻ em; Tuy nhiên bệnh nặng ở những người có hệ thống miễn dịch thấp; Qua thống kê ban đầu tỷ lệ nam/ nữ = 73%, tuổi mắc trung bình là 49. Miễn dịch sau khi mắc bệnh của nhóm Virus thường yếu và tồn tại trong thời gian ngắn, có thể mắc lại lần 2.
Biện pháp phòng bệnh: Tuân thủ theo quy định của Bộ Y tế.
- Cách ly và quản lý chất thải của người bệnh.
- Hạn chế tập trung đôngg người
- Dùng khẩu trang đúng chất lượng, đúng cách, đúng lúc.
- Thường xuyên rửa tay sạch bằng xà phòng với thời gian ít nhất 20 giây/lần
- Có thể sử dụng cồn 70 độ để rửa tay.
- Giữ gìn môi trường sạch: Khử trùng bằng dung dịch Clorramin.
- Tăng cường miễn dịch cơ thể tông qua chế độ ăn uống, luyện tập…
Bên cạnh đó, cần kết hợp với việc giám sát ca bệnh: Giám sát những người:
- Sống hoặc đi du lịch tới vùng có bệnh nhân Covid - 19 trong vòng 14 ngày trước khi khởi phát
- Có mặt tại cơ sở y tế có bệnh nhân đang điều trị Covid - 19 trong vòng 14 ngày
- Có tiếp xúc với người bệnh được xác định nhiễm Covid - 19 trong vòng 14 ngày.
Sưu tầm và tổng hợp: Trinh Xuân Nhất